Cổng Trục

Cổng trục là một biến thể của cầu trục hay còn gọi là cổng trục chữ A, được sử dụng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy, các cảng tàu hoặc khu vực ngoài trời… cổng trục di chuyển trên ray đặt trên mặt nền bê tông.

Cổng trục có hình hàng giống như một chiếc cổng hay còn gọi là long môn, có dầm chính đặt trên hai chân cổng, có khả năng hoạt động linh hoạt trong phạm vi ray di chuyển, khẩu độ cần và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt, tải trọng lớn, kích thước cổng kềnh đặc biệt tại các công trình xây dựng, nhà máy sản xuất sắt thép, bê tông, sản xuất đá….

Cổng trục cũng được thiết kế dầm đơn và dầm đôi theo yêu cổng kỹ thuật, nhu cổng sử dụng. Theo đó kiểu chạy của palang cũng khác nhau:

Cổng trục dầm đơn: Palang sẽ chạy trên bản cánh dưới của dầm chính.

Cổng trục dầm đôi: Palang sẽ chạy trên ray đặt trên bản cánh trến của dầm chính.

Cổng trục là dòng sản phẩm được sử dụng trong nhà cũng như ngoài trời, có tốc độ trung bình, tải trọng từ 1 tấn – 60 tấn, chiều cao nâng từ 6m đến 30m, tốc độ di chuyển 0 đến 20m/phút.

Bán cổng trục được sử dụng cho việc bốc xếp dỡ hàng hoá kho bãi, nhà xưởng, được thiết kế tối đa cho việc chi phí chế tạo, không gian làm việc của nhà xường, kho bãi.

Cấu tạo chính của cổng trục dầm đơn gồm:

  1. – Dầm chính cổng trục.
  2. – Chân cổng.
  3. – Dầm biên: hay còn được gọi là cơ cấu di chuyển của cổng trục, gồm có bánh xe di chuyển trên ray, động cơ, …
  4. – Palang, xe con nâng hạ,
  5. – Hệ cấp điện cổng trục,
  6. – Hệ cấp điện Palang,
  7. – Tủ điện, hệ thống điều khiển cổng trục và các thiết bị an toàn

Chi tiết về cấu tạo cổng trục:

– Dầm chính cổng trục:

Dầm chính cổng trục dầm đôi có thiết kế rất đa dạng như: dùng thép tấm tổ hợp dạng hộp, thép I đúc sẵn hoặc dạng dầm dàn bằng thép U, V. Thông thường dầm chính cổng trục được thiết kế có độ vồng nhất định để giảm thiểu biến dạng gây hư hỏng khi cổng trục được đặt lên dầm chạy và chịu tải trọng hàng hóa.

+ Dầm dạng hộp bên trong có các gân sườn dọc, tấm vách giúp tăng độ cứng phù hợp với nhu cổng về tải trọng, khẩu độ lớn để đảm bảo tính chịu lực cho dầm. Nên dầm chính cổng trục dạng hộp có giá cao hơn dầm chính dạng thép đúc sẵn.

+ Dầm dạng thép đúc sẵn phù hợp với cổng trục có tải trọng nâng và khẩu độ nhỏ.

– Chân cổng trục:

Chân cổng trục là kết cấu thép được thiết kế chế tạo bằng thép tấm tổ hợp dạng chân hộp hoặc thép ống tạo thành hình chữ A thường thấy. Mỗi bên chân cổng trục được đặt lên mỗi dầm biên, và kết nối với dầm chính tạo thành hình cổng. Trên chân cổng trục đặt thêm bậc thang và sàn thao tác nơi lắp đặt tủ điện điều khiển cổng trục.

– Dầm biên cổng trục:

Dầm biên cổng trục cơ cấu di chuyển của cổng trục, gồm hai dầm gắn dưới hai chân cổng và đặt trên hệ ray di chuyển cổng trục. Dầm biên có dạng hộp dầm chế tạo từ thép tấm hoặc thép I, thép H tùy yêu cổng thiết kế. Trên mỗi dầm biên hai bên có gắn bộ bánh xe di chuyển, động cơ di chuyển, trên đa số thiết kế thì tủ điện cổng trục đặt ngay trên dầm biên giúp thuận tiện hơn trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

– Palang dầm đơn, palang dầm đôi/xe con:

Gồm dạng palang cáp điện dầm đôi hoặc palang xích kéo tay(tải trọng rất nhỏ).

Cổng trục đâm đôi có thể dùng một hoặc hai Palang hoạt động độc lập hoặc đồng thời. Hai Palang hoạt động độc lập cần được thiết kế chống va đập, và khả năng đồng tốc. Tải trọng của cổng trục sẽ bằng tổng sức nâng của hai Palang. Trên tuyến hành trình di chuyển của palang điện sẽ được lắp đặt thiết bị hạn chế hành trình giúp tự động ngắt di chuyển của palang khi tới giới hạn hành trình di chuyển.

– Hệ thống cấp điện cổng trục và Palang:

+ Hệ cấp điện ngang cho Pa lăng: Cáp dẹt mềm mắc sâu đo với hệ máng C và

trolley treo dẫn cáp. Hệ máng C có thể thay thế bằng chăng dây thép, xỏ khuyên.

+ Kiểu cấp điện dọc đường chạy: Ru lô cuốn nhả cáp điện kiểu đối trọng hoặc ray

điện an toàn.

– Hệ ray di chuyển cổng trục:

Thông dụng ray P đặt trên dầm đỡ ray bằng bê tông. Kích thước ray 30 x40mm, 40x40mm hoặc 40x50mm tùy theo tải trọng cổng trục dầm đôi.

Theo đó thì bánh xe di chuyển cổng trục sẽ được lựa chọn thiết kế phù hợp với thông số kỹ thuật của hệ ray di chuyển.

– Tủ điện, hệ thống điều khiển cổng trục và các thiết bị an toàn

Bao gồm vỏ tủ được lắp ráy trong nước và các thiết bị điện nhập khẩu như biến tần, điện trở, khởi, rơ le, cổng đấu, dây dẫn,…

– Hệ thống điều khiển cổng trục bằng điều khiển từ xa hoặc hộp nút bấm có dây.

CỔNG TRỤC Q=20/10T

CỔNG TRỤC Q=20T

CỔNG TRỤC Q=10T

CỔNG TRỤC Q=8T

CỔNG TRỤC Q=7.5T

CỔNG TRỤC Q=5T

CỔNG TRỤC Q=3T

CỔNG TRỤC Q=2T